alt

Quy trình bảo quản, vận chuyển mẫu xét nghiệm

  Thứ Fri, 23/12/2016

Để có chất lượng xét nghiệm chính xác và kịp thời, PKĐK An Thịnh luôn chú trọng hội tụ đội ngũ cán bộ là giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ có trình độ chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm và đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, đồng bộ của các hãng nổi tiếng trên thế giới như Abbott (Mỹ), Roche (Thụy Sĩ) hay Siemen (Đức),… Đặc biệt, để phục vụ khách hàng là đơn vị y tế nội, ngoại tỉnh, PKĐK An Thịnh cam kết thực hiện nghiêm ngặt quy định của Bộ Y tế về quá trình bảo quản và vận chuyển mẫu như sau:

Quy trình bảo quản, vận chuyển mẫu xét nghiệm

1. Bảo quản mẫu xét nghiệm

1.1. Thời gian bảo quản mẫu
- Đối với các mẫu máu toàn phần có chống đông bằng EDTA:
+ Làm xét nghiệm TPT máu, Trab, đếm số lượng virus,… bảo quản ở nhiệt độ phòng và chuyển về trung tâm xét nghiệm phân tích trước 24 giờ sau khi lấy mẫu.
+ ACTH chuyển về trước 4 giờ sau khi lấy mẫu.
- Đối với mẫu máu có chống đông bằng Citrat: làm xét nghiệm đông máu, LA, D-Dimer, bảo quản ở nhiệt độ phòng và chuyển về trung tâm xét nghiệm trước 4giờ khi lấy mẫu.
- Các xét nghiệm hóa sinh, miễn dịch khác có thể lấy ống huyết thanh hoặc huyết tương, có thể để nguyên ống máu hoặc tách huyết thanh, huyết tương tại các đơn vị y tế và vận chuyển về trung tâm xét nghiệm. 
+ Các mẫu huyết thanh hoặc huyết tương làm xét nghiệm hóa sinh là các enzym như AST, ALT, Lipase,… được bảo quản và ổn định ở nhiệt độ phòng (≤ 25 oC) trong vòng 24 giờ, ở 4 oC trong vòng 5 ngày.
+ Các mẫu huyết thanh hoặc huyết tương làm xét nghiệm hóa sinh, miễn dịch  còn lại được bảo quản và ổn định ở nhiệt độ phòng (≤ 25 oC) trong vòng 48 giờ, ở 4 oC trong vòng 7 ngày.

Cách bảo quản mẫu trong thời gian dài:  Nếu muốn bảo quản bệnh phẩm trong thời gian dài hơn thời gian nêu trên, bệnh phẩm cần được bảo quản đông băng ở nhiệt độ thấp hơn -20oC. Khi cần sử dụng, mẫu cần được tan đông một cách từ từ ở 4-8oC qua một đêm hoặc trong một bể điều nhiệt có lắc. Tuy nhiên, việc đông băng và tan đông không nên lặp đi, lặp lại.

1.2.  Mẫu để phân tích hình thái tế bào máu
- Sự đàn máu trên phiến kính chỉ được thực hiện trong vòng 5 giờ sau khi lấy máu ở nhiệt độ phòng (20- 25oC) cũng như bảo quản mát (2-8oC). Nếu sử dụng máu để phân tích các thành phần của máu, mẫu máu được sử dụng không quá 24 giờ ở nhiệt độ phòng (20- 25oC).
- Nếu sau 5 giờ thì bảo quản bằng cách kéo lam, cố định bằng cồn tuyệt đối để khô tự nhiên và xếp vào giá đựng lam và vận chuyển ở nhiệt độ 20 - 25oC.

1.3. Cách bảo quản nước tiểu để xét nghiệm cặn nước tiểu
- Cặn nước tiểu phải được đánh giá trong khoảng 2- 3 giờ ở nhiệt độ phòng (20 - 25oC).
- Không được bảo quản mẫu nước tiểu trong tủ lạnh hoặc đông băng vì điều kiện lạnh có thể gây kết tủa muối.

1.4. Cách bảo quản dịch não tuỷ
- Việc đếm các tế bào trong dịch não tuỷ phải được thực hiện trong vòng 1 giờ ở nhiệt độ phòng (20 - 25oC) hoặc < 24h khi bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8 oC.

2. Cách vận chuyển mẫu

2.1. Các mẫu máu khi vận chuyển cần được bọc đá khô xung quanh, được phân loại và đóng gói 3 lớp theo quy định vận chuyển mẫu của bộ y tế ban hành.
2.2. Đối với bệnh phẩm Giải phẫu bệnh, nếu vận chuyển đi xa, chỉ cần cố định và bảo quản bằng dung dịch formol đệm trung tính 10% trong điều kiện nhiệt độ không quá 550C, với điều kiện trên thời gian bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm có thể cho phép được trong nhiều ngày. 

 

Đăng ký khám trực tuyến

Giảm ngay 30% phí trị liệu hoặc tiểu phẫu cho 50 người đăng kí đầu tiên

Đặt lịch hẹn khám

Bạn đang cần được tư vấn ?

messenger
zalo